Đôi Hạc
Hạc thờ là đôi hạc ngậm hoa hoặc ngọc cưỡi trên mu rùa được đặt hai bên đỉnh, phía cuối bàn thờ. Nhiều gia đình còn sử dụng đôi hạc thờ kích thước lớn đặt ở dưới, trước bàn thờ.
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, mỗi đồ vật thờ cúng không chỉ tăng sự linh thiêng, trang trọng cho không gian thờ cúng mà còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Trong bất kì không gian thờ cúng nào, đôi hạc thờ đều được trưng bày và chiếm vị trí quan trọng.
Đôi hạc thờ bằng đồng đỏ phớt nỉ
Có nên thờ hạc trên bàn thờ gia tiên?
Bàn thờ gia tiên là nơi giáng, là thế giới tâm linh của tổ tiên, cha ông; là cầu nối giữa con cháu với thế hệ trước. Vì vậy, trên bàn thờ gia tiên cần có đầy đủ các vật dụng thờ cúng cần thiết để phục vụ cho việc thắp hương, cúng lễ và bày tỏ lòng thành tâm của con cháu với cha ông của mình.
Bộ đỉnh đồng thờ cúng thường bao gồm đỉnh đồng, đôi chân nến hoặc cặp hạc đứng trên mai rùa. Nhiều gia đình thường chọn đôi hạc thờ bởi chúng mang giá trị tâm linh, giá trị phong thủy và giá trị thờ cúng sâu sắc.
Thi công lắp đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất
Trong thế giới tâm linh, hình ảnh hạc cưỡi rùa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng về những điều tốt đẹp mà người đời trước mong muốn truyền đạt lại cho người đời sau nên đôi hạc thờ có ý nghĩa gợi nhắc rất lớn.
Một điều người Việt luôn biết rằng, bàn thờ là phải thờ những vật sạch sẽ, hình tượng. Hạc và Rùa vốn là linh vật trong trời đất, mang những nhân cách, phẩm chất cao đẹp, quý báu nên trong các không gian thờ cúng lớn của đình chùa, nhà thờ, đền miếu thờ thần phật, thánh,... thì không thể thiếu đôi hạc.
Cặp hạc thờ bằng đồng đỏ dát vàng 9999
Đôi hạc thờ trên bàn thờ gia tiên có ý nghĩa gì?
Lấy hai hình tượng Hạc và Rùa, ông cha ta muốn gửi gắm nhiều thông điệp, bài học đáng quý. Để hiểu đôi hạc thờ có ý nghĩa gì, chúng ta cần hiểu giá trị của loài Hạc và Rùa.
Theo một số tài liệu cổ để lại, chim Hạc là loài chim tiên, là vật quý thường được cúng tiến vua chúa. Chim Hạc là tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, khí phách trong sáng, không sa đọa, không dục vọng, không sân si, là đại diện của sự hiên ngang của những bậc hiền nhân quân tử, tu sĩ. Vì vậy, hạc được hiện thân trên nhiều đồ vật cúng tiến cao quý, giá trị.
Không những vậy, truyền thuyết còn cho rằng, Hạc là loài sống thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là "thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm) như bàn thờ gia tiên, hình ảnh tổ tiên là vị trí thiêng liêng, trường tồn vĩnh cửu nên các vật phẩm thờ cúng cũng cần “trường thọ” như vậy.
Đôi hạc thờ bằng đồng cát tút
Tương tự, Rùa cũng là linh vật của trời đất, sống ở dưới nước, có khí chất cao quý của người Việt Nam kiên trì, chịu thương chịu khó và luôn cố gắng hết mình để đạt được những mục đích đã đặt ra. Hơn nữa, rùa là loài vật có tuổi thọ rất lâu, là biểu tượng đẹp cho sự vĩnh cửu của nguồn cội.
Đôi hạc thờ có rất nhiều loại: Đôi hạc thờ nằm trong bộ đỉnh đồng, tam sự ngũ sự thường có kích thước nhỏ 50cm, 55cm, 60cm, 70cm,... thường đặt trên bàn thờ gia tiên, còn đôi hạc thờ riêng thì cao 1m6, 1m8, 1m9, 2m2,... được dùng trong cúng tiến đình chùa, nhà thờ, đền miếu. Nhưng dù là đôi hạc nào thi đôi hạc thờ cũng mang những ý nghĩa, giá trị sâu sắc về tâm linh, phong thủy.
Người Việt Nam coi trọng đạo Phật, trong đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc và lấy đó là biểu tượng cho sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp nên trưng bày đôi hạc cưỡi rùa ở nơi trang nghiêm, vị trí quan trọng chính của ngôi nhà, đình chùa, đền miếu.
Đôi hạc thờ bằng đồng vàng mộc
Đôi hạc thờ bằng đồng đỏ khảm ngũ sắc
Đôi hạc thờ bằng đồng vàng hun xanh
------------------------------------------------------------
ĐỒ ĐỒNG TÂM PHÁT MIỀN NAM - GIỮ GÌN TINH HOA VĂN HÓA VIỆT
Xưởng sản xuất: Làng nghề Đúc Đồng Vạn Điểm, Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
Địa chỉ Showroom: 92 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5, Tp.HCM (Gần ngã tư Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị)
Website: dodongtamphat.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tamphatmiennam
Email: tamphatmiennam@gmail.com
Hotline: 094 1838 666