Ý nghĩa của số lần vái lạy trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt

Đăng bởi Tâm Phát Marketing vào lúc 11/10/2021

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt số lần vái lạy mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Tùy theo từng trường hợp, chúng ta có thể vái hay lạy từ hai, ba tới 4, 5 lần, mỗi cách được áp dụng cụ thể.

Vái lạy là hình thức, nghi lễ xuất hiện ở khắp nơi trong đời sống văn hóa người Việt. Người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, vì thế lễ này cũng có nguồn cơn từ những lễ nghi của đạo Phật.

1. Ý nghĩa việc vái lạy

Tại cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), Đại đức Thích Minh Nghiêm có chia sẻ như sau: Trong văn hóa thờ cúng của người Việt số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là phong tục của riêng Việt Nam ta mà người Trung Quốc không hề có.

Khi có giỗ Tết hoặc khi đi lễ chùa, ta bày hoa quả đồ lễ rồi thắp nhang (hương) và khấn vái hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn và cầu phước lành. Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình cùng lời cầu xin và hứa hẹn.

Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này.

Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người Việt Nam ta vái hai, ba hay 4,5 vái.

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy là thế lạy của đàn ông và thế lạy của phụ nữ và có 4 trường hợp lạy từ hai, ba tới 4, 5 lạy và mỗi trường hợp đều có một ý nghĩa khác nhau.

Cách lạy hiện đại: Khi lạy úp 2 bàn tay xuống đất, chùi thẳng ra trước, xong lạy ngửa 2 bàn tay lên, cuối cùng nắm 2 bàn tay lại rồi đứng lên

>>> Tượng Phật

>>> Đồ Thờ Bằng Đồng

Cụ thể, người Việt khi cúng, có thể lạy và vái theo 4 cách với ý nghĩa được giải thích kĩ càng như sau:

- Hai lạy và hai vái: Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống, có thể khấn sao cũng được. Hai lạy dùng để áp dụng cho người còn sống như trong trường hợp cô dâu chú rể khấn lạy cho mẹ.

Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố, như em, con cháu và những người vào hàng con em, ta nên lạy hai lạy. Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái thay cho lời chào kính cẩn.

Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quàn, những người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô dì… của người quá cố thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt tức là sau khi chôn cất, người ta vái người quá cố 4 vái.

Theo nguyên lí âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy hai lạy. Hai lạy này tượng trung cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống, sau khi người quá cố được chôn rồi phải lạy 4 lạy.

- Ba lạy và ba vái: Khi đi lễ Phật, ta lạy ba lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bợn nhơ.

Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy. Trong trường hợp cúng Phật mặc đồ âu phục, nếu cảm thấy khó khăn khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

- 4 lạy và 4 vái: 4 lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần. 4 lạy tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu 4 phương (đông thuộc dương, tây thuộc âm, nam thuộc dương và bắc thuộc âm) và tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm).

Nói chung, 4 lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ. 4 vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần khi không thể áp dụng thế lạy.

- 5 lạy và 5 vái: Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy, 5 lạy tương trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành Thổ màu vàng đứng ở giữa. Có ý kiến cho rằng, 5 lạy tương trưng cho 4 phương và trung ương nơi nhà vua như trị.

Ngày nay trong lễ giổ Tổ Hùng Vương, quí vị trong ban lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt. 5 vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thời gian để mỗi người lạy 5 lạy.

2. Vì sao con người phải bái Phật?

Bái Phật là phương pháp tu tâm để diệt trừ sự cống cao, ngã mạn, bởi bản chất của con người luôn tự cao tự đắc, đề cao “cái tôi”, coi bản thân là trung tâm vũ trụ. Đó là những tính xấu khiến mọi người xa lánh, làm tiêu mòn công đức.

Có thể thấy rằng thắp hương và lạy Phật không chỉ là hành động “theo thói quen” hay hành động “bề ngoài” mà chính là thể hiện cái tâm của con người

Cho nên ta phải cúi lạy trước những bậc trí giả tài đức hơn, tự thấy mình không sánh kịp các Ngài, kém tài kém đức nên phải kính lạy Đức Phật, Đức Bồ Tát và các vị thần phật khác để diệt trừ tâm cao ngã mạn của bản thân.

Ngoài ra, lễ bái còn là pháp tu hành căn bản để giải thoát nghiệp chướng mà con người đã tạo ra từ nhiều kiếp trước. Trong đó, Phật giáo đặc biệt chú trọng việc bái Phật phải đi kèm với sám hối.

Sám hối thật sự là ý niệm phát ra từ trong suy nghĩ của mỗi người, không giới hạn ở nơi nào, cũng không bắt buộc phải quỳ trước tượng Phật.

Tượng Phật là đạo cụ để lễ bái, là tượng trưng cho nhân cách vĩ đại mà con người hướng tới. Người ta coi tượng Phật như tấm gương phản chiếu hành trình công đức sám hối đến đâu.

>>> Đúc Chuông Đồng

>>> Linh Vật Phong Thủy

Đối với bất cứ một nghi thức lễ bái nào, thân xác phải hòa nhập với từng ngôn từ khi thốt lên – có nghĩa là mỗi cử chỉ phải phù hợp với từng lời nói. Tất cả đều hòa nhập với nhau để trở thành một nếp sinh hoạt đồng nhất.

Động tác bái Phật là để tỏ lòng thành kính: hai tay chắp lại, cúi đầu khom người, cúi sát đất; hai cùi chỏ, hai đầu gối và trán chạm đất. Đây được gọi là tư thế bái Phật đúng chuẩn nhất.

Sở dĩ phải khom người cúi đầu là để bày tỏ sự khiêm tốn, thừa nhận phúc đức, trí tuệ của bản thân chưa đủ, cho nên vẫn cần phải được Đức Phật soi đường chỉ lối.

Theo Phật giáo, để thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ với Đức Phật, chúng Phật tử sẽ chắp tay và cúi đầu lạy sát đất. Khi Phật giáo dần đi vào đời sống của người Việt thì nghi lễ lạy này lan dần ra trong các dịp khác như lễ cúng ông bà tổ tiên, lễ cúng các vị thần thánh,…

Người bình thường rất khó cúi đầu trước người khác, huống chi là để trán chạm đất. Nhưng mặt đất rất rộng lớn, là nơi nuôi dưỡng chúng sinh, vậy mà chúng sinh lại giẫm đất dưới chân, ném đủ thứ rác rưởi xuống đất.

Đất đai cung cấp cho con người nguồn tài nguyên vô tận, chúng ta cứ thế hưởng dụng mặt đất bao la như mội lẽ tự nhiên, như vậy chẳng lẽ không nên tỏ lòng thành kính cảm ơn mặt đất bằng cách cúi đầu quỳ lạy sát đất hay sao?

Con người ta rất dễ cúi đầu trước những người quyền cao chức trọng, có địa vị hơn mình. Nhưng trước người không mang lại lợi ích gì cho mình, thậm chí với người không bằng mình, để có thể cúi đầu cần phải có quá trình tu dưỡng lâu dài.

Thời xa xưa, những vị vua quan có lòng nhân ái, có tài đức nếu buông bỏ được thân phận cao quý của mình để cúi đầu trước các vị nhân sĩ, bá tánh thường dân, đối xử trọng hậu với người có thân phận thấp hơn mình thì nhất định sẽ nhận được sự cống hiến, phò trợ hết mình của những người kia. Đây chính là đạo lý kính trọng người khác thì sẽ nhận lại được sự tôn trọng tương tự.

Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn có thể hiểu hơn về ý nghĩa tâm linh trong nghi thức cúng bái vô cùng thiêng liêng này.

-------------------------------------------------------------

ĐỒ ĐỒNG TÂM PHÁT MIỀN NAM - GIỮ GÌN TINH HOA VĂN HÓA VIỆT

Xưởng sản xuất: Làng nghề Đúc Đồng Vạn Điểm, Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

Địa chỉ Showroom: 92 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5, Tp.HCM (Gần ngã tư Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị)

Website: dodongtamphat.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/tamphatmiennam

Email: tamphatmiennam@gmail.com

Hotline: 094 1838 666

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đồ đồng Tâm Phát miền Nam

Địa chỉ: 20D Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5, TPHCM

Danh mục
icon icon icon