Mặt trống đồng đông sơn

Đánh giá sản phẩm
Thương hiệu: Đồ Đồng Tâm Phát Miền Nam
Tình trạng: Còn hàng
Liên hệ

Mặt trống đồng Đông Sơn 

Trống đồng không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn là vật biểu tượng quyền uy, sức mạnh, tính đoàn kết và là biểu tượng mang nhiều may mắn cho người sở hữu nó. 

Văn hóa Đông Sơn ra đời là kết quả hội tụ của nhiều văn hóa rực rỡ trước văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng.

Phạm vi phân bố của nền văn hóa Đông Sơn trên cơ bản là trong phạm vi ở miền Bắc Việt Nam. Sự ra đời của kỹ thuật đồ sắt đã giúp cho kỹ thuật luyện đồng thau sau này được hoàn thiện.

Mọi tinh hoa văn hóa của người Việt cổ lúc bấy giờ đều tập trung vào thể hiện kiểu dáng và hoa văn trên đồ đồng. Các trống đồng được tìm thấy phần nào đã giúp thế hệ ngày nay biết nhiều hơn về lịch sử – một nền văn hóa sơ khai đã phát triển mạnh dưới thời đại Hùng Vương của người Lạc Việt.
Hoa văn trang trí Đông Sơn mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên (hình chữ S, hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…).

Ở giữa mặt trống là hình mặt trời hay ngôi sao mười hai cánh hoặc mười bốn cánh (phần nhiều là mười hai cánh); xung quanh có mười hai vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay, một số nhà khảo cổ học cho rằng, những hình chim trang trí trên mặt trống là chim lạc, vật tổ của người Lạc Việt.

Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
Hình ảnh trên mặt trống giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định. Những hình vẽ trên mặt trống đồng được coi như một quyển Âm lịch, nhìn vào các biểu tượng người ta đoán biết thời tiết, bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xin điểm kỹ một vài hình ảnh làm minh chứng như sau:
Hình người: mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày, đầu chày có trang trí lông chim.
Hình nhà: có hai loại hình nhà sàn (loại mái cong và mái tròn). Qua đó cho ta thấy nhà sàn là loại kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt ngày nay.
Hình thuyền: nhiều trống đồng hình chiếc thuyền được chạm khắc trên tang trống cho chúng ta thấy kỹ thuật đi biển của người Việt xưa đạt đến mức khá cao.

Hãy xem hình người thuyền trưởng dùng trống đồng và một dụng cụ đo góc độ và phương giác dựa vào các vì sao để tìm phương hướng ở thời kỳ mà các nhà hàng hải chưa sáng chế ra địa bàn.

Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Họa tiết này chứng minh cho ta thấy cuộc sống sông nước của cha ông ta.
Ngoài ra mặt trống còn thể hiện tiết khí trong năm, chẳng hạn Tiết đông chí: ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy.

Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức. Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”.

Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc. Tiết hạ chí: đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính,… ta vẫn gặp những cái nhà sàn ấy, nhưng có điểm khác là trên nóc mái chỉ có một con chim trống, con mái dường như đang ở nhà ấp trứng.

Từ hình ảnh này người xưa quan niệm “mùa hè phải đóng bè làm phúc; không được phá phách các tổ chim; bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó”… Đây là truyền thống tốt đẹp mà còn mãi đến thế hệ chúng ta ngày nay.

Vòng thứ tám (tính từ tâm điểm) gồm hai nhóm, mỗi nhóm có mười con hươu cách nhau bằng hai tốp chim xòa cánh bay (một tốp sáu con và một tốp tám con). Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái. Đó là những hình vẽ con vật tượng trưng.

Chẳng hạn: Gà (thuộc lớp chim) chỉ đi ăn vào ban ngày, hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Căn cứ như vậy người xưa tính được sáu đêm vào đầu tháng (từ mồng một đến mồng sáu) và tám đêm vào cuối tháng (từ 22 đến 30) không có trăng. Và họ suy ra sáu đêm đầu tháng và tám đêm cuối tháng sẽ không đi săn thú được, vì không có trăng.
Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có sáu đêm đầu tháng không trăng, người ta tính: Mồng một lưỡi trâu – mồng hai lưỡi gà – mồng ba lưỡi liềm – mồng bốn câu liêm – mồng năm liềm vật – mồng sáu phạt cỏ – mồng bẩy tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng. Tuần trăng sáng được tính:

Mười rằm trăng náu – mười sáu trăng treo – mười bảy trải giường chiếu – mười tám giương cạm – mười chín bịn rịn – hai mươi giấc tốt – hai mốt nửa đêm… Những ngày còn lại không có trăng nên không cần tính nữa.
Vòng thứ mười gồm ba mươi sáu con chim được cách điệu, xếp cùng chiều (mười tám con đậu và mười tám con đang bay). Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc; chim đậu có nhiều loại. Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn.
Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết của những con kê còn để lại khi đúc trống. Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có sáu vòng hoa văn hình học, các vòng một và sáu là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vòng hai và năm là hoa văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vòng ba và bốn là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Suốt hàng nghìn năm, những chiếc trống đã là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa, ý chí quật cường của dân tộc ta. 

------------------------------------------------------------

ĐỒ ĐỒNG TÂM PHÁT MIỀN NAM - GIỮ GÌN TINH HOA VĂN HÓA VIỆT

Xưởng sản xuất: Làng nghề Đúc Đồng Vạn Điểm, Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

Địa chỉ Showroom: 92 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5, Tp.HCM (Gần ngã tư Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị)

Website: dodongtamphat.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/tamphatmiennam

Email: tamphatmiennam@gmail.com

Hotline: 094 1838 666

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đồ đồng Tâm Phát miền Nam

Địa chỉ: 20D Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5, TPHCM

Danh mục
icon icon icon