Ý nghĩa tâm linh của những vật phẩm thờ cúng trên bộ bàn thờ gia tiên

Đăng bởi Tâm Phát Marketing vào lúc 12/10/2021

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét văn hóa mà còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, cội nguồn. Chính vì vậy, để thể hiện lòng thành kính được trọn vẹn nhất việc tìm hiểu và chuẩn bị các vật phẩm thờ cúng một cách đầy đủ là vô cùng quan trọng. Cùng Đồ Đồ Tâm Phát Miền Nam tìm hiểu về ý nghĩa của các vật phẩm thờ cúng qua bài viết dưới đây nhé.

1. Không gian thờ tự

Từ xa xưa, dân tộc Việt đã có tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà,... điều này dựa trên cơ sở niềm tin về sự tồn tại vĩnh viễn của các linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng linh hồn ông bà, cha mẹ sẽ về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Chính vì vậy Không gian thờ cúng luôn là nơi người dân Việt Nam đặt ở vị trí trang trọng nhất. Dù gia đình khá giả hay nghèo khó thì việc bài trí không gian thờ cúng luôn được coi trọng và chăm chút cẩn thận.

>>> Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng

>>> Bộ Đồ Thờ Tam Sự Ngũ Sự

>>> Phụ Kiện Đồ Thờ

2. Bộ bàn thờ cúng gia tiên gồm những gì?

Thông thường trong các gia đình Việt bất kể miền Nam, hay miền Bắc, từ miền quê hay thành thị thì vật thờ cúng trên bàn thờ gia tiên thường có những vật phẩm như sau:

Ảnh thờ

  • Hình ảnh của người đã khuất trong gia đình sẽ được đặt theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. 
  • Xét theo hướng chủ tọa của bàn thờ gia tiên, hình của người đàn ông sẽ đặt phía trái, người phụ nữ phía phải.

Bát hương

  • Bát hương được xem là vật quan trọng, linh thiêng nhất trên bàn thờ gia tiên. Là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát hương thể hiện sự tụ họp, ngôi nhà của những người đã khuất.
  • Một bàn thờ thường có 1 hoặc 3 bát hương.

Lư hương

  • Đỉnh thờ dùng để đốt trầm hương trong những ngày lễ, ngày tết, tạo hương thơm, không khí linh thiêng, tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Trên nắp đỉnh là con lân thể hiện sự tối cao và uy nghi.

Lọ hoa

  • Lọ hoa được đặt ở hai bên bàn thờ dùng để cắm hoa trong những ngày lễ, ngày tết đem đến cho không gian thờ sự mát mẻ.

Chân đèn và đèn dầu

  • Chân đèn ở hai bên góc ngoài bàn thờ được xem là vật phẩm phong thủy có tác dụng tạo nên sinh khí cho bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng.
  • Đèn dầu hoặc chân đèn cầy là biểu tượng cho yếu tố Hỏa trong ngũ hành, dùng để thắp sáng cho bàn thờ gia tiên.

Mâm bồng

  • Có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như sứ, đồng… 
  • Là một vật dụng dùng để đặt các loại quả trên bàn thờ. Mang ý nghĩa tôn trọng và biết ơn tổ tiên. Đĩa hoa quả trên bàn thờ gia tiên thường to để có thể đặt được ngũ quả thờ cúng.

Ống nhang

  • Ống nhang được dùng cho việc đựng nhang, giúp cho việc lấy nhang khi thắp sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn và tăng tính thẩm mỹ.

Đài thờ, chóe thờ

  • Gồm có 3 đài nhỏ dùng để chứa rượu, gạo, muối.

Kỷ, ngai chén thờ

  • Thường đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng, thắp hương. Sẽ để ngoài cùng của bàn thờ gia tiên, trước bát hương.

Đôi hạc đứng trên lưng rùa

  • Là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời và đất, âm-dương, thanh cao và trường tồn.

Bộ bát cúng cơm

  • Cùng với ý nghĩa no ấm, tròn đầy, sự yêu gắn kết gia đình.

3. Ý nghĩa của cách sắp xếp bàn thờ và các đồ vật trên bàn thờ

* Ý nghĩa của cách sắp xếp bàn thờ theo phong thủy

     Cách bày trí đồ thờ hợp phong thủy sẽ giúp cho gia đình có nhiều may mắn, điềm lành, thu hút tiền tài và danh vọng và đó cũng là cách mà bạn tỏ lòng thành kinh với tổ tiên, ông bà.Theo nguyên tắc từ xa xưa các cụ để lại, bàn thờ sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc: “ngoại dương nội âm”, theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

* Ý nghĩa của các đồ vật trên bàn thờ

- Bát hương: Được ví như ngôi nhà nơi mà thần linh , ông bà tổ tiên về ngự, là nơi kết nối gắn kết với người đã khuất thông qua việc thắp hương. Theo quan niệm dân gian thì bát hương không nên sử dụng màu Vàng vì màu vàng là màu của vua chúa thường để dùng để thờ quan, thần có tước vị hoàng tộc.

Bát hương là nơi linh thiêng nhất trên bàn thờ

- Lư hương (hoặc đỉnh): Thể hiện sự linh thiêng cho không gian thờ cúng. Trên nắp đỉnh là con lân (con nghê) thể hiện sự uy nghi và tối cao, vững chắc và kiên cố cho không gian thờ ngoài ra nó còn chấn hưng không gian thờ, không để tà khí xâm phạm.

- Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Theo quan niệm hạc đứng trên lưng long rùa (rùa thần) là sự gắn kết giữa trời và đất, giữa âm và dương, thanh cao và trường tồn, giúp cho cuộc sống của gia tiên ở thế giới bên kia được no ấm, hạnh phúc.

Bộ đỉnh thờ và đôi hạc thể hiên sự uy nghi, vững chắc

- Đôi chân nến: Ngoài việc dùng để thắp thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy: Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Tại Tâm Phát Miền Nam đôi chân nến được làm thủ công với họa tiết hoa văn đắp nổi. Sản phẩm được nung ở nhiệt đồ từ 1200 - 1300 độC nên có độ bền rất cao, mà giá cả vô cùng hợp lý.

- Đèn dầu: Đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để giữ lửa và để lấy lửa thắp hương trong các kì cúng lễ hay giỗ chạp. Thắp đèn, dâng hương cầu mong gia tiên phù hộ độ trì, thành kính mời ông bà, ông vải về ăn cỗ cúng và tin rằng tấm lòng thành kính của người thắp hương sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng.

- Đài thờ, chóe thờ: Bộ Đài thờ gồm 3 đài nhỏ có nắp và trên nắp có núm để cầm. Ba đài này dùng để chứa rượu, nước, muối hoặc gạo tùy theo phong tục từng nơi với ý nghĩa mong muốn sung túc, đủ đầy.

>>> Tranh Đồng Dát Vàng Mạ Vàng

>>> Đúc Tượng Đồng Anh Hùng Dân Tộc

>>> Đồ Đồng Cao Cấp

- Kỷ, ngai chén thờ: Bộ ngai chén thờ dùng để đựng nước hoặc rượu tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu.

- Ống đựng hương: Đôi ống đựng hương được đặt ở 2 bên ngoài đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ gia tiên, thể hiện sự ngăn nắp, quy củ và lòng thành kính nhất.

- Lọ hoa: Đôi lọ hoa được đặt ở hai bên bàn thờ dùng để cắm hoa trong những ngày lễ, tết. Đem đến cho không gian thờ tự sự mát mẻ, cùng sự thanh tịnh trong mỗi người. Ngoài những vật phẩm thờ cúng trên còn rất nhiều những vật phẩm khác, tùy vào không gian thờ tự của mỗi gia đình mà lựa chọn và sắp xếp sao cho hợp lý sao cho vừa đáp ứng được lòng thành kính, trang nghiêm mà vẫn đúng chuẩn mực về thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn và bày trí bàn thờ gia tiên.

------------------------------------------------------------

ĐỒ ĐỒNG TÂM PHÁT MIỀN NAM - GIỮ GÌN TINH HOA VĂN HÓA VIỆT

Xưởng sản xuất: Làng nghề Đúc Đồng Vạn Điểm, Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

Địa chỉ Showroom: 92 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5, Tp.HCM (Gần ngã tư Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị)

Website: dodongtamphat.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/tamphatmiennam

Email: tamphatmiennam@gmail.com

Hotline: 094 1838 666

Tags : giá bộ đồ đồng tâm phát, đồ đồng tâm phát, đồ đồng thờ cúng tâm phát, đúc tượng đồng tâm phát
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đồ đồng Tâm Phát miền Nam

Địa chỉ: 20D Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5, TPHCM

Danh mục
icon icon icon