Cách Sắp Xếp Bộ Đỉnh Đồng Trên Bàn Thờ Gia Tiên

Đăng bởi Tâm Phát Marketing vào lúc 02/07/2021

Việc bày trí bàn thờ gia tiên ngoài đúng với phong thủy còn cần phải tiện lợi cho việc thờ cúng hàng ngày của gia chủ. Vậy bố trí bàn thờ như thế nào là phù hợp nhất để tránh phạm kiêng kỵ dẫn tới xui xẻo trong gia đình, mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.

Cách Sắp Xếp Đỉnh Đồng Trên Bàn Thờ Gia Tiên

Bàn thờ là nơi linh thiêng, tưởng nhớ tổ tông, nên ngoài các đồ đạc dùng để tế tự và trang hoàng, nhất thiết không được để vật dụng gì khác lên đó. Trung tâm của bàn thờ bao giờ cũng là bát nhang, phía sau bát nhang là di ảnh của các cụ đã khuất.

Với những gia đình có điều kiện, trước di ảnh còn có đỉnh đồng để đốt trầm vào mỗi dịp lễ tết, cúng giỗ, đỉnh thường được chạm khắc long, lân, mai, trúc. Hai bên bát nhang phía trước là đôi chân đèn để thắp nến, có ý nghĩa tượng trưng cho đôi vầng nhật nguyệt, cũng để nói lên người chết nhưng linh hồn của họ thì không tắt. Ở một số nơi vị trí đôi chân đèn người ta dùng hai ngọn đèn dầu để thay thế.

Tường sau không gian bàn thờ ở nhà khá giả là hoành phi, câu đối bằng Hán tự sơn son thếp vàng, có nội dung nói lên công đức của người đã khuất. Ở gia đình bình dân, đó là tranh thờ, thường là tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hay các chữ như Phúc, Lộc, Thọ (bằng Hán tự).

Thông thường khi lập bàn thờ gia tiên có 1 hoặc 3 bát hương. Bát hương ở giữa dùng thờ chung thần linh thổ địa, hai bát hương ở hai bên 1 là thờ cúng tổ tiên 1 thờ bà cô ông mãnh.

Phía trước bát hương: Ở giữa bày bộ đài nhỏ với 3 chén đựng nước sạch hoặc 1 bộ ngai xuyến (Ngai 3 chén hoặc 5 chén). Hai bên là hai đĩa (mâm bồng) đựng hoa quả, trầu cau hoặc tiền vàng mã.

Phía sau bát hương: Bày bộ bình cắm hoa (bình bông) ống cắm hương, chân nến, Lư đồng (đỉnh) đèn thờ.... Tùy theo chất liệu quý khách có thể chọn mua đồ thờ đồng hoặc đồ thờ sứ, có một số đồ thờ được làm bằng gỗ như ống cắm hương...

Với bộ đỉnh đồng thờ ngũ sự:

Đỉnh đồng được bày sau bát hương, hai con hạc đặt chầu hai bên đỉnh (trường hợp không dùng hạc có thể thay bằng hai cây đèn). Chân nến và lọ hoa được đặt tương xứng hai bên bàn thờ. Cách bày trí sao cho tính thẩm mỹ đẹp nhất tùy theo số lượng đồ được bày trên bàn.

Với bộ đỉnh đồng thờ tam sự

Quý khách có thể dùng hạc hoặc không, việc bố trí đôi đèn thờ bằng đồng, hay đôi nến thờ, ống cắm hương hai bên đỉnh đều được. Ngoài những sản phẩm chính quý khách có thể bày thêm chóe nước, bát vàng, bát ngọc...

Hoành phi:

Xưa, mỗi khi nhà ai đó có việc trọng như: Mừng nhà mới, vinh quy bái tổ, chúc thọ thầy, mẹ người theo Nho học thường tặng nhau đôi câu đôi vàng sơn son thếp vàng hoặc bạc, sang hơn thì tặng cả bức hoành. Còn bức hoành, đương nhiên bố cục theo chiều ngang thường treo ngay xà ngang gian giữa, ở phía trên câu đối. Hoành phi câu đối luôn đi thành bộ, thành một chỉnh thể trong lối chơi chữ được người dân trăm họ ưa chuộng từ lâu. Ngưòi có của thường có hoành phi câu đối sơn son thếp vàng. Thứ đến, nhà không đủ ngân lượng để thếp vàng, thì vẫn nền son, nhưng chỉ thếp bạc thôi. Thứ dân xưa dù nghèo đến đâu cũng gắng sắm sửa một bức hoành phi trong nhà, thường thì gỗ tạp, hoặc mang cơi trầu, đĩa xôi nhờ thầy đồ viết cho mấy chữ vào giấy, kính cẩn mà treo trên bàn thờ. Đó là thể hiện lòng thành kính với Thánh hiền. Bức hoành phi là phần đầu tiên, đặt trên cùng của bàn thờ, chủ yếu tập trung vào các nội dung: Công đức của tổ tiên để lại, chí hướng của tổ tiên, lời căn dặn của tổ tiên với con cháu...

Câu đối:

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.

Bát hương:

Bát Hương làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là bằng kim loại: đồng, vàng, bạc. Khi bốc bát hương mới phải hết sức cẩn thận, nhất tâm nhất niệm, trong lòng thư thái, đừng có ý nghĩ vẩn đục. Trong Bát hương chỉ có cát trắng khô sạch, vàng bạc, đá ngũ sắc, ghi rõ tổ họ. Ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo thì gõ các chân hương đem ra sân đốt thả ra sông, sau đó dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, không được dùng nước rửa, vì bàn thờ mệnh Hỏa, Hỏa khắc Thủy, đến trưa ngày 30 tháng chạp mối cúng rước ông bà và bắt đầu thắp hương lại. Điều cần lưu tâm là nếu bày biện Thất sự thì ngọn đèn Thái cực luôn sáng. Khi bát hương tự hóa không được vội vàng đổ nước vào, mà từ từ chuyển các vật dụng dễ cháy ra. Khi bát hương cháy hết, chuyển các vị trí về như cũ. Bát hương cháy có hai loại: Hóa dương, tốc độ cháy nhanh, hóa âm, cháy từ từ. Tuỳ theo mức độ cháy mà có thể dự báo cát hung. Nếu bát hương cháy bị hỏng, cháy lan ra bàn thờ thì tùy theo tình hình kinh tế của gia chủ mà thay bàn thờ và bát hương mới.

Ý nghĩa của việc thờ đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên

Không chỉ tại đình chùa mà trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình hiện nay, đỉnh đồng trở thành vật phẩm thờ cúng không thể thiếu, tăng sự liêng thiêng, uy nghi của không gian thờ cúng. Tùy theo diện tích ban thờ mà các gia chủ chọn loại đỉnh đồng có kích thước phù hợp, cân xứng.

Người xưa quan niệm rằng, sự chắc chắn, dứt khoát ở từng đường nét của bộ đỉnh đồng thờ cúng thể hiện sự vững chắc, trấn cho nơi thờ tự cũng như toàn bộ ngôi nhà. Đó là hình tượng con nghê trên nắp đỉnh – linh vật biểu trưng cho sức mạnh khiến cho quỷ dữ, tà ma không thể xâm phạm vào ngôi nhà, trấn giữ mạch địa cho gia đình.

Trong văn hóa tâm linh Việt, hương thơm dịu nhẹ của trầm hương từ đỉnh đồng vừa thể hiện lòng thành kính của con cháu vừa lan tỏa hương thơm, xua tan tà khí, tạo sinh khí tốt cho gia chủ trong cuộc sống. Nên vào các ngày Rằm, Lễ, Tết, gia chủ thường đốt hương trầm hoặc xông hương để hương thơm được lâu hơn.

Thông thường vị trí lý tưởng nhất để đặt bộ đỉnh đồng là chính giữa của gian thờ. Với các cơ quan đoàn thể, công ty bộ đỉnh đồng ngũ sự thường được đặt ở vị trí trung tâm, nổi bật nhất của không gian như: phòng họp, hội trường.

Hiện nay trên thị trường có nhiều chất liệu được dùng để chế tác bát hương, đỉnh đồng thờ cúng, không phải loại nào cũng phù hợp với bàn thờ gia tiên gia đình. Đồ đồng Tâm Phát Miền Nam là địa chỉ cung cấp các sản phẩm đồ thờ bằng đồng cao cấp, mẫu mã đa dạng và đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Đến với showroom của Tâm Phát Miền Nam, Quý khách có thể tìm thấy nhiều mẫu đỉnh đồng khảm tam khí, giả cổ, mạ vàng đẹp với nhiều kích cỡ khác nhau. Chúng tôi cam kết bảo hành trọn đời sản phẩm đồ đồng cho Quý khách, đồng thời có chính sách miễn phí giao hàng toàn quốc.

Ngoài mẫu mã và kích thước có sẵn, cơ sở chúng tôi còn nhận đúc đỉnh đồng, nhận chạm khảm theo yêu cầu, nhận dát vàng mạ vàng lên bề mặt trên mọi chất liệu sản phẩm.

-----------------------------------------------------------------------------

ĐỒ ĐỒNG TÂM PHÁT MIỀN NAM - GIỮ GÌN TINH HOA VĂN HÓA VIỆT

Xưởng sản xuất: Làng nghề Đúc Đồng Vạn Điểm, Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

Địa chỉ Showroom: 92 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5, Tp.HCM (Gần ngã tư Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị)

Website: dodongtamphat.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/tamphatmiennam

Email: tamphatmiennam@gmail.com

Hotline: 094 1838 666

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đồ đồng Tâm Phát miền Nam

Địa chỉ: 20D Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5, TPHCM

Danh mục
icon icon icon